Gạch siêu nhẹ và những điều cần biết

Vật liệu xây dựng hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, trong đó các sản phẩm gạch xây dựng là đa dạng nhất. Trước đây chúng ta có gạch đất nung là vật liệu phổ biến nhất, nhưng hiện nay đã có thêm loại gạch không nung, gạch siêu nhẹ và nhiều sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Cái tên gạch siêu nhẹ nghe có vẻ lạ, bạn có biết gì về sản phẩm này không. Nếu chưa từng nghe đến loại gạch này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng nhé.

Thế nào là gạch siêu nhẹ?

Thật ra loại gạch này chính là gạch không nung bê tông, nó bao gồm hai loại là gạch không nung bê tông bọt và gạch bê tông khí chưng áp. Chúng được sản xuất từ xi măng, tro nhiệt điện, sợi tổng hợp, chất tạo bọt… để tạo nên kết cấu rỗng cho viên gạch. Với đặc trưng là xốp nên trọng lượng của viên gạch rất nhẹ, chúng chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung. Và loại gạch này thậm chí có thể nổi được trên mặt nước.

Vì sao gọi là gạch siêu nhẹ?

Hầu hết các loại gạch nhẹ đều sử dụng thành phần nguyên liệu giống nhau nhưng sự khác biệt của chúng nằm ở quy trình sản xuất. Loại gạch bê tông bọt được sản xuất với công nghệ khá lạc hậu đóng khuôn tay nên sản lượng sản xuất không nhiều và nó phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Còn loại gạch bê tông chưng áp khí sử dung công nghệ hiện đại để sản xuất, bột nhôm tạo khí và tất cả đều được sử dụng máy móc hiện đại nên đạt chất lượng.

Chúng ta cần biết rằng, cái tên gạch siêu nhẹ chính là do các thành phần khí trong viên gạch xếp đều dạng ô tinh thể, chúng có khả năng chịu được lực cao và chiếm đến 80% thể tích nên có thể giúp viên gạch khí chưng áp nổi được trên mặt nước, điều mà không có bất cứ loại gạch nào có thể làm được.

Ưu điểm của gạch siêu nhẹ

Nhờ vào trọng lượng nhẹ và nhiều tính năng nổi bật của mình nên gạch siêu nhẹ ngày càng trở nên phổ biến hơn rất nhiều và chúng được áp dụng cho hầu hết mọi công trình dân dụng từ nhà cao tầng cho đến các công trình khác như văn phòng, nhà xưởng và những công trình đòi hỏi có tính kiên cố khác.

Gạch siêu nhẹ có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống nóng, chống ồn một cách hiệu quả. Khi chúng ta kết hợp thêm với vật liệu cách nhiệt khác sẽ giúp tăng thêm độ yên tĩnh, thoải mái cho công trình.

Đặc điểm tiếp theo của loại gạch này đó chính là thời gian thi công nhanh, giảm từ 30 – 50% so với các loại gạch thông thường. Điều này giúp giảm được chi phí cho nhân công, lượng vôi vữa cũng được giảm đi đáng kể. Do đó, khi sử dụng gạch bê tông nhẹ sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí so với gạch đất nung.

Do được sản xuất từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường nên gạch siêu nhẹ không gây ô nhiễm, thân thiện với người sử dụng và môi trường và nhất là có thể tái sản xuất một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật song chúng ta cũng không thể bỏ qua nhược điểm của loại gạch này đó là khả năng chịu lực theo phương ngang yếu, không linh hoạt trong thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh, không có khả năng chống thấm tốt nên không thích hợp để xây dựng ở những khu vực tiếp xúc nhiều với nước.

TIN TỨC

Thị trường gạch ốp lát Việt Nam có nhiều…

Thị trường gạch ốp lát Việt Nam những tháng đầu năm  2018 có nhiều biến động về vị thế của các thương hiệu, nhu cầu thị trường, xu thế sử dụng gạch…

Trong những tháng cuối năm 2017 – đầu năm 2018, nhiều thương hiệu gạch ốp lát Việt bật lên giành lại thị phần so với các dòng gạch ốp lát nhập khẩu. Tiêu biểu là top 3 thương hiệu gạch ốp lát chất lượng cao Đồng Tâm, Viglacera, Bạch Mã.

Chị Thanh Vân, chủ một cửa hàng kinh doanh gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh trên đường Khuất Duy Tiến cho biết, gạch ốp lát Trung Quốc có giá từ 284.000 – 980.000 đồng/m2, nhưng chất lượng kém hơn hàng Việt do nhanh xuống mầu, không bền nên người tiêu dùng ít lựa chọn trong khi đó các thương hiệu cao cấp như Viglacera, Đồng Tâm, Bạch Mã… có giá từ 135.000 – 250.000 đồng/m2 là lựa chọn của nhiều khách hàng hiện nay hơn.

Để có được thành công này các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát đã đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng chuyên biệt, sáng tạo mẫu mã mới, hạ thấp giá thành sản phẩm, qua đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm với hàng ngoại nhập.

Với các tính năng vượt trội về độ bền, tính thẩm mỹ, gạch granite được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Hiện nay đa số các công trình quy mô lớn, có diện tích rộng như chung cư, văn phòng, khách sạn đều sử dụng gạch granite. Nhiều công trình xây dựng dân dụng cá nhân cũng chuyển sang sử dụng gạch granite. Các chuyên gia trong ngành cho biết nhu cầu sử dụng gạch granite hiện đang tăng trưởng khá tốt với mức tăng 15 – 20% năm.

Quy hoạch của Bộ Xây dựng chủ trương không đầu tư mới sản xuất gạch ceramic, ưu tiên phát triển gạch granite. Dự báo của Bộ Xây dựng cho thấy nhu cầu gạch granite năm 2020 đạt khoảng 140 triệu m2/năm (xuất khẩu 42 triệu m2). Năng lực sản xuất gạch granite nội địa của Việt Nam vào khoảng trên 60 triệu m2/năm. Với công suất hiện tại, trong các năm tới, công suất sản xuất của Việt Nam cần tăng trung bình trên 20% để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ.

Tại Việt Nam, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư mạnh vào dòng gạch granite. Chỉ có một số ít thương hiệu như Đồng Tâm đã dần chiếm lĩnh thị trường với các sản phẩm gạch granite chất lượng cao như granite phủ men, grante bóng kiếng hạt mịn và granite bóng kiếng toàn phần sử dụng công nghệ in phun kỹ thuật số. Nắm bắt thị trường, dẫn đầu xu thế đã đưa cái tên Đồng Tâm trở thành cái tên nổi bật trong ngành vật liệu xây dựng tại thị trường Việt.

Thị trường bất động sản, xây dựng được dự báo tiếp tục đà hồi phục từ năm 2014 với mức tăng trưởng hàng năm trên 6,5% là động lực chính cho ngành sản xuất gạch ốp lát. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, nhu cầu gạch ốp lát tới năm 2020 vào khoảng 570 triệu m2.

Tóm lại, đầu năm 2018 thị trường gạch ốp lát Việt Nam đã bắt đầu có những biến động lớn. Đây là thách thức cũng như cơ hội cho các thương hiệu gạch ốp lát trong nước vươn mình phát triển. Các doanh nghiệp cần sáng suốt năm chắc cơ hội và tránh những sai lầm không đáng có để nâng cao hơn nữa vị thế của mình nói riêng và thị trường vật liệu trong nước nói chung.